Đề án đề nghị công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ( 01/12/2014 )

Thành phố Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí đốt chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu. Hầu hết các tuyến giao thông đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều chạy qua Bà Rịa như: Quốc lộ 51, 55, 56 hiện nay và sau này là tuyến đường cao tốc Vũng Tàu thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Vũng Tàu – Biên Hòa, do vậy thành phố có thể phát triển dịch vụ vận tải bến xe, buôn bán. Phát triển CN – TTCN cũng là một hướng ưu tiên của thành phố. Tại đây có Nhà máy điện Bà Rịa chạy bằng khí đốt công suất khoảng 327,8 MW, đang triển khai xây dựng Nhà máy điện liên doanh Wartsla công suất 120 MW. Cùng với Phú Mỹ, Bà Rịa sẽ là một trung tâm điện năng lớn của cả nước. Hệ thống sản xuất nước sạch lớn nhất tỉnh cũng nằm ở Bà Rịa, hiện có hai nhà máy nước ngầm và nước mặt.

1. Vị trí và tính chất của thành phố Bà Rịa  trong mối quan hệ vùng
1.1. Vị trí của thành phố Bà Rịa 
6-Bà Rịa MLHV.jpg
Thành phố Bà Rịa có tọa độ địa lý từ 10030’ đến 10050’ vĩ độ Bắc, từ 107010’ đến 107017’ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 90km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 25km về hướng Nam. Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa - Nhơn Trạch - Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ.
 
Thành phố Bà Rịa có địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp huyện Châu Đức và một phần huyện Tân Thành;
- Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu; 
- Phía Đông giáp huyện Long Điền và Đất Đỏ;
- Phía Tây giáp huyện Tân Thành.
Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã. Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là 91,42 km2.
+ Khu vực nội thành gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm.
+ Khu vực ngoại thành gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.
1.2. Tính chất của thành phố Bà Rịa  
Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tính chất của thành phố được khẳng định: 
- Là trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và của tiểu vùng.
- Là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học của tỉnh và của tiểu vùng.
- Có vị trí quan trọng về an ninh Quốc phòng.
Thành phố Bà Rịa có vai trò quan trọng trong việc kết nối về không gian kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và thực hiện vai trò cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp, cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho các huyện lân cận.
1.3. Thành phố Bà Rịa trong mối quan hệ Vùng
- Quan hệ đối ngoại.
+ Thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) giữ vai trò quan trọng trong vùng thành phố Hồ Chí Minh (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Đông Nam Bộ), cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80-100km.
+ Thành phố có chức năng là đô thị vệ tinh vùng đô thị đối trọng phía Đông Nam của vùng Tp.Hồ Chí Minh.
+ Nằm trong hệ thống hành lang kỹ thuật quan trọng của vùng thành phố Hồ Chí Minh đó là hành hang QL51, bao gồm nhiều đô thị đã hình thành và sẽ phát triển như: Tp.Biên Hòa, đô thị Long Thành, đô thị Phước Thái, chùm đô thị Phú Mỹ và thành phố Bà Rịa. Bao gồm các tuyến điện cao thế, các tuyến ga và cụm cảng biển, v.v… rất thuận lợi về hạ tầng.
+ Thành phố Bà Rịa là đầu mối giao thông quan trọng, nối kết được với 3 Quốc lộ (QL51, QL56, QL55) và có đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chạy qua, có hệ thống cảng nội địa đang phát triển và tương lai có đường sắt đi qua.
+ Hệ thống đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm thành phố Vũng Tàu, chùm đô thị mới Phú Mỹ, thành phố Bà Rịa, thị trấn Long Điền, thị trấn Ngãi Giao, v.v… là một bộ phận quan trọng của không gian kinh tế gắn liền vùng thềm lục địa và Duyên hải Đông Nam bộ với Nam tây Nguyên, trong đó thành phố Bà Rịa đóng vai trò trung tâm của hệ thống đô thị.
 - Quan hệ đối nội trong Tỉnh
+ Thành phố tiếp giáp với thành phố Vũng Tàu và gần  khu vực sẽ phát triển kinh tế mạnh như đô thị mới Long Sơn (trung tâm lọc hóa dầu).
+ Chuỗi đô thị tam giác: đô thị Phú Mỹ - thành phố Bà Rịa - Thị trấn Long Điền - thành phố Vũng Tàu mà trung tâm là thành phố Bà Rịa là khu vực phát triển năng động và đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh.
Thành phố Bà Rịa giữ vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa trên trục QL.51 và của vùng tỉnh.

 Đề án đề nghị công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Trung tâm thông tin, Hợp tác quốc tế và Tư vấn phát triển đô thị tư vấn thực hiện.
Đề án được Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng thống nhất thông qua với số điểm trung bình đạt 84.15 điểm.Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2130/QĐ-TTg công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hồng Mai - ICC

Các tin khác:

1
2
3
4
5
Lượt truy cập:
3430444