Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững ( 30/05/2017 )

Ngày 14/5/ 2017, tại Hà Nội đã diễn ra các cuộc họp của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hoá - Đối thoại APEC về Đô thị hoá Bền vững do Bộ Xây dựng chủ trì. Các cuộc họp, hội thảo, đối thoại đã thu hút sự tham gia của đông đảo chính khách, các nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Cùng đối phó với thách thức của đô thị hóa

Phát biểu khai mạc Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong tương lai 35 năm nữa, đô thị hóa đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong các nền kinh tế thành viên APEC. Hiện đang có khoảng 1,8 tỷ dân số, khoảng 60% dân số khu vực sống trong đô thị, dự kiến sẽ đạt 77% vào năm 2050. Một số nền kinh tế sẽ đô thị hóa trên 80% trong khi các nền kinh tế khác đang đô thị hóa nhanh chóng. Có tới 14 trên 37 siêu đô thị nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu Quan hệ đối tác về phát triển bền vững đô thị trong Vùng APEC đã chỉ rõ Vùng APEC sẽ có nhiều đô thị hơn, đô thị lớn hơn và đô thị xám hơn.bìa.jpg

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 phát biểu tại Phiên họp Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hóa - Đối thoại APEC về Đô thị hóa bền vững, ngày 14/5. 

Xu thế đô thị hóa và vai trò gia tăng của đô thị hóa trong phát triển kinh tế xã hội là các vấn đề và thách thức to lớn đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận quản lý và phát triển đô thị. Vì vậy, cần phải có các chiến lược và giải pháp đa ngành và liên kết để hỗ trợ cho quá trình quản lý đô thị, giải quyết vấn đề và thúc đẩy sáng tạo hướng tới phát triển bền vững và bao trùm. Việc tổ chức Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững chính là sự tiếp nối các sáng kiến từ Tuyên bố Bali (Indonesia) tới các hội nghị APEC tại Philippines, Trung Quốc và Peru.

“Tại Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững hôm nay, Việt Nam mong muốn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, chuyên gia của các nền kinh tế thành viên APEC và các tổ chức quốc tế liên quan và đẩy mạnh hợp tác, tạo ra động lực mới cho quá trình đô thị hóa bền vững, phù hợp với các tiêu chí của các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 của Liên hợp quốc”, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh, sau 30 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Khu vực đô thị đã chiếm tỷ lệ 70% chi phối trong tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và trong cả nước.chi Linh.jpg

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu tại Phiên họp Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hóa - Đối thoại APEC về Đô thị hóa bền vững, ngày 14/5. 

“Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển không đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chênh lệch giàu nghèo, liên kết đô thị - nông thôn...và các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cao. Đây đang là một thách thức rất lớn cho tiến trình phát triển tiếp theo của Việt Nam nói riêng và tôi tin rằng đây cũng là những vấn đề chung đối với các nước đang phát triển trong khu vực APEC”.

Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh mong muốn Đối thoại APEC 2017 về Đô thị hóa bền vững sẽ tập trung vào các nội dung chính: Khuôn khổ thể chế, chính sách phát triển đô thị và đô thị hóa bền vững; Liên kết vùng trong phát triển đô thị hướng tới sự bền vững; Phát triển nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu, các mô hình phát triển năng lượng hiệu quả và tăng trưởng xanh. Thông qua kết quả Đối thoại, các khuyến nghị chính sách sẽ được xây dựng chặt chẽ từ các bài trình bày và thảo luận từ các nền kinh tế phát triển APEC.CT Van.jpg

Tiến sỹ Nguyễn Tường Văn - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng

Theo Tiến sỹ Nguyễn Tường Văn - Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng : “Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên của APEC, trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua cũng đã chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế với sự tham gia, hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế của khu vực cũng như toàn cầu. Năm 2017, Việt Nam đã đưa ra 4 ưu tiên chính trong hợp tác APEC, đó là thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số; tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia thành viên APEC, cũng như các quốc gia khác trên thế giới trong quá trình đô thị hóa là những thực tiễn rất quý giá cho công tác quản lý phát triển đô thị Việt Nam hiện nay. Sự hội nhập và giao thoa giữa các quốc gia sẽ giúp Việt Nam tránh được những sai lầm đáng tiếc và tận dụng những nguồn lực, thành tựu khoa học công nghệ áp dụng trong quản lý và phát triển đô thị.

Vai trò của Chính phủ Việt Nam là hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển đô thị trong đó bao gồm việc xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị. Đây là bước đi quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, hướng tới một Việt Nam 2035 thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.”

apec 1.jpg

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC và các đại biểu dự Phiên họp Bạn của Chủ tịch (FotC) về Đô thị hóa - Đối thoại APEC về Đô thị hóa bền vững, ngày 14/5. 

Theo báo Thế giới và Việt Nam.

1
2
Lượt truy cập:
3431713