1. Đặt vấn đề Cây xanh, mặt nước trong đô thị không chỉ là một trong các thành tố của thiên nhiên đóng vai trò thiết yếu của môi trường sống mà còn tạo được ấn tượng thẩm mĩ trong thị giác, góp phần tạo dựng chất lượng môi trường sống cao cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân sống trong đô thị. Cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3oC đến 3,9oC khi diện tích đất cây xanh đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm đi 17% đến 57% năng lượng cần thiết khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể làm giảm từ 40% đến 50% cường độ bức xạ mặt trời và hấp thụ 70% đến 75% năng lượng mặt trời. Không gian đô thị rất cần những diện tích đất cây xanh, mặt nước lớn để điều tiết vi khí hậu trong đô thị. Trong các dự án thí điểm ở một số thành phố của Indonesia, India, Japan, Mĩ, Hà Lan, Bỉ, Anh về Hệ thống Át lát xanh của các thành phố (Geen Map Atlas) và Hệ thống cấu trúc xanh trong qui hoạch đô thị (Geenstructure and Urban Planning) của Tổ chức phi chính phủ về sinh thái với cộng đồng của Mĩ và Hiệp hội Qui hoạch Thế giới được triển khai (1)... có một ý nghĩa to lớn trong vấn đề sinh thái, cảnh quan đô thị và kết quả là các dự án này đã đem lại một “thương hiệu” đáng tự hào cho các thành phố này: “Thành phố xanh”/“Đô thị xanh”. Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong chất lượng môi trường đô thị. Nếu quá trình đô thị hóa được tiếp cận một cách thông minh, biết học hỏi nghiêm túc những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước thì các đô thị Việt Nam sẽ có cơ hội giảm thiểu được nhiều những kiếm khuyết đáng tiếc và yếu tố “xanh” trong đô thị sẽ không còn là vấn đề bức xúc, trống vắng như hiện nay. .................................
|