PHIÊN A:Phát triển thành phố Cần Thơ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng (01/11/2012)

Nhà xuất bản:
Tác giả : Đào Anh Dũng-Phó - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ
Ngày xuất bản : 28/10/2012
Tài liệu đính kèm:    
Nội dung

I. Thực trạng
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung tâm và trũng của đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam (ĐBSCL) mà ĐBSCL được các cơ quan quốc tế đánh giá là một trong 3 đồng bằng bị tổn thương trầm trọng nhất do biến đổi khí hậu; bị tác động nghiêm trọng và dễ bị tổn thương về kinh tế, môi trường, an ninh lương thực, an sinh xã hội.. Ý thức được tác hại lâu dài do biến đổi khí hậu, UBND thành phố Cần Thơ đã cùng các đối tác Viện nghiên cứu chính sách khoa học và công nghệ, thuộc bộ Khoa học và công nghệ; Viện nghiên cứu chuyển đổi xã hội và môi trường(ISET) nước Mỹ, để thực hiện các nghiên cứu bước đầu về biến đổi khí hậu và cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu từ đầu năm 2009 và Ban hành “Kế hoạch hành động thích ứng giai đoạn 2010-2015”.
Tuy nhiên, công tác ứng phó BĐKH vẫn còn những khó khăn, đó là:
- Nền tảng kiến thức của cộng đồng dân tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu;
- Chính sách và pháp luật có liên quan công tác ứng phó còn chậm cải thiện;
- Các nguồn lực tài chính và kỹ thuật rất hạn chế ảnh hưởng cho việc phát triển nền kinh tế xanh, công cụ để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực có chung điều kiện tự nhiên, môi trường và sinh thái, và chế độ thủy văn giống nhau. Các địa phương trong vùng có mối quan hệ hữu cơ “môi hở răng lạnh” nên giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu ở Cần Thơ,
phải nằm trong một kế hoạch chung có qui mô toàn bộ vùng, để tránh các tác động bất lợi do các hoạt động không đồng bộ giữa các địa phương.
Trong tham luận này, chỉ trình bày các nét chính của: vấn đề biến đổi khí hậu ở Cần Thơ; xác định vấn đề nào cần giải quyết để có thể ứng phó tốt với biến đổi khí hậu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh cho thành phố và khu vực.
.................................
Lượt truy cập:
3431535