Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, sự sống của nhân loại, đặc biệt là vùng duyên hải ven biển. Ở Việt Nam, hầu hết đô thị tập trung vùng ven biển nhiều khả năng rủi ro bởi hiện tượng nước biển dâng. Do đó ngay từ bây giờ, cần lựa chọn những hành động hợp lý để thực hiện nhằm ứng phó và giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu. Để hướng tới thành phố tốt hơn và cuộc sống tốt hơn, thành phố cần có định hướng phát triển theo mô hình thành phố sinh thái (ECO Cities) thành phố ECO2 (vừa sinh thái và kinh tế) bằng cách điều chỉnh quy hoạch và xây dựng những chính sách và tiêu chuẩn hợp lý để phát triển thành phố sinh thái. Thực tế hiện nay trên toàn cầu đã và đang hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững với rất nhiều tiếp cận như: ‘eco-city’ thành phố sinh thái, ‘zero/low-carbon city’- thành phố phát thải khí Cac bon thấp, ‘solar city’- Thành phố điện mặt trời, ‘smart city’- thành phố thông minh và ‘sustainable city’ – thành phố bền vững. Từ nhiều sáng kiến khác nhau về chỉ số đô thị sinh thái, đòi hỏi thiết lập những chỉ số, tiêu chuẩn quốc tế và liên quan đến chương trình cấp chứng chỉ [5], Tuy nhiên để có chỉ số đánh giá về chuẩn đối với đô thị sinh thái còn phụ thuộc nhiều về điều kiện vị trí vùng miền và mức độ phát triển khác nhau giữa các quốc gia và đô thị. Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, với sự phát triển và sáng tạo vượt bậc của con người trong mọi lĩnh vực văn hóa - xã hội, kinh tế - chính trị, … Một thời đại khoa học kỹ thuật - công nghệ hiện đại có tác động lớn đến quy hoạch, kiến trúc và xây dựng phát triển đô thị. Thời đại đô thị sẽ chiếm ưu thế, bởi đó là nơi bắt nguồn của nhiều ý tưởng mới, nơi lưu giữ thông tin, nơi hội tụ và chia sẻ thông tin, tri thức và văn hóa nhân loại. Nhưng thế kỷ XXI cũng đặt ra nhiều thách thức trước những biến động mang tính toàn cầu về kinh tế, văn hóa, dân số, năng lượng, lương thực và đặc biệt là những tác động bất lợi do biến đổi khí hậu. .................................
|